Dành cho những ai đang nuôi ước mơ trở thành kiến trúc sư


Dành cho những ai đang nuôi ước mơ trở thành kiến trúc sư
Nghề nào cũng vậy, bao giờ cũng có cả những cơ hội kèm theo đó là những khó khăn và thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt, nghề kiến trúc sư cũng không ngoại trừ. Vì đời vốn không như mơ, nếu đang ấp ủ ước mơ trở thành một kiến trúc sư trong tương lai, dưới đây là những điều mà bạn cần biết về nghề, để tránh bị vỡ mộng. 
Nghề kiến trúc sư phải đối mặt với những khó khăn và thách thức gì?

1, Mất nhiều thời gian
Là một sinh viên kiến trúc, các bạn phải đối mặt với một quy trình đào tạo rất dài và phức tạp, có thể sẽ mất ít nhất 7 năm (tính cả thời gian thực tập) để các bạn hoàn thành hết các chương trình học. Tuy nhiên, học xong vẫn chưa được gọi là kiến trúc sư được, bạn phải trải qua một kỳ thi tốt nghiệp gian nan nữa. 
2, Mức lương thấp hơn so với một số ngành khác 
Kiến trúc sư là một trong những nghề khó kiếm sống nhất trong tất cả các nghề, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của các bạn. Mức lương cơ bản của sinh viên kiến trúc mới ra trường sẽ giao động từ 6 đến 12 triệu đồng một tháng, tuy nhiên để đạt được mức 12 triệu hay cao hơn đòi hỏi các bạn phải có nhiều kinh nghiệm thực địa. 

3, Đối mặt với rủi ro có thể xảy ra
Mỗi dự án đều đòi hỏi người kiến trúc sư phải tính toán một cách chính xác và xử lý nhiều vấn đề có thể phát sinh. Bởi vậy, dù chỉ là một sai sót nhỏ cũng sẽ làm cả công trình đổ bể, khách hàng sẽ rút hợp đồng, những cố gắng của chúng ta coi như để không. Chính vì lý do này, các kiến trúc sư thường đóng rất nhiều bảo hiểm, sẵn sàng với bất kỳ rủi ro nào.

4, Chịu ảnh hưởng bởi sự giao động của nền kinh tế
Nền kinh tế là kẻ thù nhưng cũng là nguồn sống của kiến trúc sư. Nếu nó đang trên đà phát triển thì sẽ nhiều dự án nhà cao tầng được khởi động, các kiến trúc sư sẽ có việc làm. Tuy nhiên, một khi nền kinh tế bị suy thoái, nhu cầu xây nhà cao tầng sẽ giảm đi, các kiến trúc sư chưa bao giờ chật vật để kiếm sống như thế. 
Tất nhiên có thách thức thì cũng có những cơ hội

1, Kiến trúc là một ngành sáng tạo
Mặc dù có nhiều yêu cầu khắt khe và đa dạng về dự án, nhưng chính những yêu cầu và sự đa dạng đó đã tạo ra nhiều ý tưởng cho kiến trúc sư. Như đã nói ở trên, kiến trúc là một nghề phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, nên các bạn có thể tham khảo những dự án đi trước để tích lũy cho mình những ý tưởng mới. Thậm chí có thể kết hợp nhiều yếu tố từ các dự án khác nhau vào một cấu trúc hoàn chỉnh.

2, Kiến trúc không bao giờ là một nghề nhàm chán
Tại sao lại nói kiến trúc không phải là một nghề nhàm chán? Lý do chính ở sự đa dạng của nó. Đa dạng về những thiết kế, những yêu cầu đặc biệt, những vật liệu có thể sử dụng hay những phương án triển khai,... Thường không có dự án nào giống dự án nào, cho nên các kiến trúc sư luôn có nhiều vấn đề để suy nghĩ và luôn phải tìm ra những lựa chọn tối ưu nhất cho mỗi công trình. 


3, Không yêu cầu quá cao về trình độ toán học
Khi nhắc về vấn đề tính toán chắc hẳn ai cũng sẽ rất ngại, đặc biệt là với ngành kiến trúc, chỉ sai một số thôi cũng có thể phá hủy cả một dự án. Nhưng may mắn thay, sẽ có những kỹ sư và các chuyên gia khác lo về vấn đề này, tất cả những tố chất bạn cần có để trở thành một kiến trúc sư đó là khả năng hội họa, khả năng nghiên cứu và kỹ năng mềm nghe, nói tốt.

4, Giá trị thực tiễn của nghề kiến trúc rất cao
Sản phẩm của kiến trúc sư là những ngôi nhà, ngôi nhà là tổ ấm của gia đình, vì thế nên giá trị công việc của các kiến trúc sư rất cao. Nhiều người đã làm việc với đam mê và mục tiêu trên hết là làm cho khách hàng hài lòng với thiết kế của mình, tiền bạc không phải là vấn đề quá quan trọng nữa.
Bài viết trên đây của GoodCV.vn đã giúp các bạn nắm rõ được những cơ hội và thách thức của ngành kiến trúc. Mong rằng nó sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về nghề và đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho mình. Đối với những bạn đã học ngành kiến trúc sư và có nhu cầu ứng tuyển việc làm thì hãy cùng tham khảo topcv xin việc đối với ngành này để tham khảo và lựa chọn thông tin để hoàn thiện cv xin việc hiệu quả hơn. 
Nếu có hứng thú với những bài viết cùng chủ đề, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trên GoodCV.vn nhé. 


Post a Comment

0 Comments